Bí quyết học tiếng Anh hiệu quả
Xác định mục đích
Trước khi bắt đầu việc học tiếng Anh
bạn hãy xác định rõ MỤC ĐÍCH của mình. Bạn học vì muốn giao tiếp
và kết thân với nhiều bạn bè quốc tế, đi du lịch các nước, làm
việc cho một công ty nước ngoài, ra nước ngoài làm ăn hoặc sinh sống,
kết hôn với người nước ngoài,.…hoặc nhiều hơn nữa thì bạn hãy xác
định rõ. Việc xác định mục đích học không đơn thuần chỉ dẫn lối cho
hành động học của chúng ta mà còn nhằm tìm kiếm ĐỘNG LỰC mạnh mẽ
cho việc học. Khi ta xác định rõ ràng chắc chắn ta sẽ có quyết tâm
rất lớn. Điều này có ý nghĩa quan trọng, vì mục đích rõ ràng,
chắc chắn bao nhiêu thì Động lực cho hành động học của bạn sẽ càng
mạnh mẽ bấy nhiêu. Điều đó làm cho việc học trở nên hiệu quả và
bạn nhanh chóng đạt đến thành công.
Nhiều người học anh văn không quan tâm hoặc
đánh giá thấp điều này, nên họ thiếu đi một nguồn năng lượng lớn giúp
họ quyết tâm. Dù cho có giành cả ngày học họ cũng không thể tiếp
thu bao nhiêu hoặc có tiếp thu được thì cũng dễ quên bởi một thái độ
hời hợt không biết mình học để làm gì. Đôi khi họ học giống như bị
ai o ép làm việc mình không hề thích.
Dung hòa giữa động cơ lợi ích và tình yêu
Bạn sẽ khó lòng học giỏi một ngoại
ngữ khi không có tình yêu với nó. Khi bạn cảm thấy thích thú thì
khả năng tiếp thu khi học của bạn sẽ không bị giới hạn. Những gì
tiếp thu được sẽ nhớ lâu dài, hiệu quả học gia tăng sẽ giúp bạn
ngày càng giỏi. Đôi khi bạn nguội lạnh sự cuồng nhiệt đó, hãy nghĩ
tới lợi ích mà bạn có thể có : làm việc cho một công ty nước ngoài
sẽ có thể có thu nhập cao hơn, bạn khao khát muốn đi du lịch vòng
quanh thế giới,…Thậm chí bạn tự gây sợ hãi gây sức ép lên chính bản
thân mình về những điều tốt hơn trong tương lai có thể vụt mất khi
bạn không thể thành thạo tiếng Anh. Khi mục tiêu lợi ích yếu đi bạn
hãy quay lại với cảm xúc thích thú của một người yêu ngoại ngữ đó.
Thật khó để giữ liên tục sự phấn
chấn hoặc của tình yêu hoặc động cơ lợi ích, nếu uyển chuyển thay
đổi tùy lúc hai nguồn động lực cho việc học tiếng Anh này, động lực
học sẽ không mất đi và bạn sẽ không bao giờ chững lại.
Đã có khi nào nào bạn cảm thấy
không có một chút ý chí nào cho việc học tiếng Anh không. Hãy yêu
tiếng Anh, đưa chúng vào cuộc sống hòa vào từng hơi thở của chúng
ta, như thế sẽ không bao giờ nhàm chán.
Xem xét lại toàn bộ quá trình học tiếng Anh trước đó
Bạn hãy nhìn nhận lại xem mình đã
học tiếng Anh được bao lâu rồi, trong thời gian đó bạn đã học theo
phương pháp nào, đến giờ bạn tích lũy được gì, thế mạnh của bạn
trong việc học tiếng Anh là gì, bạn cảm thấy mình yếu nhất phần
nào,…Việc nhìn nhận, đánh giá lại điều này không phải để bạn tự ti
vì tới giờ mình vẫn kém hay tự cao rằng mình cũng giỏi đấy chứ.
Cả hai điều đó là không tốt. Mục đích xem xét lại quá trình học để
biết mình có những khiếm khuyết nào để mà khỏa lấp, phương pháp
học đã mắc lỗi thế nào để còn hiệu chỉnh. Đừng tiếc dù phải mất
1 ngày nghĩ về điều này. Bạn sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn từ sự thông
suốt của mình.
Giới hạn tương đối
Có một câu chuyện kể rằng : Một anh
chàng học sinh nọ học rất kém tiếng Anh, một ngày nọ anh ta hạ
quyết tâm sẽ thành thạo tiếng Anh chỉ trong 1 năm và chọn một ngày
đẹp trời để bắt đầu mọi thứ. Khi anh ta vừa học được 1 giờ thì một
người bạn tới rủ anh ta đi chơi. Anh ta từ chối vì mình đang bận học.
Bạn anh ta cười và nói rằng : “Có
một quyển từ điển tiếng Anh mà mình biết liệt kê 300.000 từ, một
quyển nhỏ hơn cũng liệt kê 145.000 từ. Nếu bạn học mỗi ngày 20 từ,
nhớ một lần duy nhất và không bao giờ cần phải học lại thì 1 năm
bạn sẽ tích lũy 7.300 từ, 20 năm sẽ là 146.000 từ, gần tương ứng với
quyển từ điển đó. Chưa kể cần thêm khoảng thời gian rất dài để học
ngữ pháp và nghe nói phản xạ,…Bạn sẽ mất nhiều hơn 20 năm trước khi
bạn có thể sử dụng chúng”. Người bạn nghe có lý, nghĩ rằng
việc học tiếng Anh là không thể, cuối cùng bỏ đi chơi.
Nhưng tôi sẽ chỉ cho bạn thấy niềm
tin nào đằng sau những con số khiến chúng ta nghĩ rằng việc học
tiếng Anh là quá khó khăn. Trong 1 quyển sách của Tony Buzan, học giả
về Sơ đồ tư duy nổi tiếng đã
chỉ ra rằng 50% nội dung mọi cuộc hội thoại Anh ngữ chỉ gói gọn
trong 100 từ vựng. Từ điển Oxford nổi tiếng cũng kê ra chưa tới 3.000
từ vựng chiếm phần lớn nội dung hội thoại tiếng Anh. Chưa kể trong
việc hội thoại có những khung câu hỏi và khung câu trả lời giữa
những người quen biết, những người xa lạ với nhau lặp lại với một
tần suất rất cao. Và chúng lặp lại thường xuyên đối với nhiều
người, mọi tình huống giao tiếp, mọi thời điểm và bất cứ nơi đâu.
Chúng ta có thể nói đây là Giới hạn tương đối của ngôn ngữ.
Trước khi mở rộng năng lực tiếng Anh
một cách không giới hạn hoặc theo một lĩnh vực chuyên ngành, dù là :
anh văn thương mại, anh văn du lịch, anh văn báo chí, anh văn dịch
thuật,…bạn hãy lấy anh văn giao tiếp làm trung tâm và khi anh văn giao
tiếp giỏi bạn sẽ nắm giữ chiếc chìa khóa không giới hạn để mở
rộng không ngừng năng lực tiếng Anh của mình. Và niềm tin khiến bạn
không chán nản là nằm ở giới hạn tương đối của từ vựng và nội dung
đàm thoại đã nói ở trên.
Yếu tố tăng cấp
Khi bạn nghĩ rằng nếu mỗi
ngày bạn tích lũy một ít tiếng Anh, nhiều ngày bao nhiêu thì bạn sẽ
tích lũy được bấy nhiêu phần tiếng Anh mà bạn học thì đó thật sự
là một sai lầm. Một tháng 30 ngày không đồng nghĩa sẽ có 30 phần
tích lũy vì nếu bạn không giữ việc học theo một tiến độ bền bỉ,
liên tục thì nó sẽ ít hơn thậm chí chẳng còn gì. Đó là lý do tại
sao rất nhiều người cứ ngưng học tiếng Anh một thời gian, khi học lại
gần như phải bắt đầu lại, họ cứ restart mãi nên khả năng tiếng Anh
vẫn dậm chân tại chỗ.
Nếu bạn có thể duy trì việc
học tiếng Anh mỗi ngày dù bận rộn tới mấy và dù phải học mỗi
ngày một ít thì khả năng tiếng Anh vẫn tăng trưởng. Việc duy trì
thường xuyên giúp bạn không bị “xơ cứng” khả năng tiếng Anh của mình.
Khi tính liên tục được duy trì thì tốc độ học bạn sẽ gia tăng vì
mức độ tiếp thu luôn được giữ trong sự thông suốt và bạn sẽ học được
nhiều hơn.
Sự liên tục còn bao hàm qua
việc học mọi lúc, mọi nơi,..mọi thời tiết.
Phương pháp và thủ thuật
Tầm quan trọng của Phiên âm quốc tế,
Nhấn âm
Bạn hãy giành một ít thời gian khởi
đầu việc học tiếng Anh của mình bằng việc nghe và phát âm theo Bảng
chữ cái tiếng Anh và bảng Phiên âm quốc tế. Việc phát âm hết sức
quan trọng vì nếu bạn phát âm không đúng người khác có thể hiểu sai
từ bạn muốn nói. Phát âm đúng còn là biểu hiện của một người nói giỏi
tiếng Anh. Thành thạo điều này giúp bạn làm chủ và dễ dàng đọc
được mọi từ vựng mà không cần sự hỗ trợ của bất kỳ phương tiện
tiện ích nào nhằm đọc trước. Bạn có thể nhanh chóng đọc được những
từ khó và sử dụng từ điển dễ dàng hơn. Ngoài ra phải chú ý cách
Nhấn âm trong tiếng Anh.
Tuy vậy, khi bạn học từ vựng tuyệt
đối chỉ cố ghi nhớ mặt chữ của từ vựng chứ không phải nhớ chữ
phiên âm, đó là việc không quan trọng bởi nó làm bạn phải tăng mức
ghi nhớ lên gấp 2, hơn nữa người Anh họ cũng đâu có biết phiên âm quốc
tế vì nào họ có cần sử dụng chúng, ngay cả Nhấn âm thế nào họ
còn không biết vì ngôn ngữ của họ họ nói rất tự nhiên mà chưa bao
giờ họ chú ý điều này. Phiên âm quốc tế chỉ giúp chúng ta đọc
chính xác chứ không phải bắt buộc chúng ta nhớ chúng. Bạn hãy cố
ghi nhớ thật kỹ một từ vựng phát âm và nhấn âm thế nào sau khi đã
nhìn chữ phiên âm có đánh dấu chỗ nhấn âm một lần, sau đó không phụ
thuộc vào chúng nữa.
Bỏ đối sánh ngôn ngữ - nghĩ như một
người Anh
Bạn sẽ tăng tốc năng lực tiếng Anh
của mình nhiều hơn khi bạn càng ít nghĩ về tiếng Việt tương ứng tức
là không cố dịch nó ra tiếng Việt, ví dụ : khi nhìn thấy ngôi nhà
trong đầu bạn chỉ nghĩ duy nhất chữ house
chứ không phải chữ ngôi nhà,
chỉ vào bất cứ đồ vật nào khác bạn nói tiếng Anh từ đó trong đầu thật
nhanh mà không hình dung từ tiếng Việt. Đó là cách bạn học nhanh hơn
khi không cần đối sánh ngôn ngữ. Đối với những từ trừu tượng bạn
không thể trực quan hóa thì hãy cố hình dung trừu tượng hóa chúng
trong đầu mình, hãy nghĩ về tính chất, biểu hiện, thái độ,…mà từ
đó muốn nói tới.
Linh hoạt hoá qua tối đa đàm thoại
Bạn không nên học quá nhiều từ vựng
chết và cố nhồi vào đầu quyển sách văn phạm. Dù cho kiến thức về
ngữ pháp và lượng từ vựng có gia tăng tới mấy, rất nhiều người khi
tiếp xúc với người nước ngoài vẫn không thể giao tiếp nổi và bản
thân họ cũng không có tự tin, bởi kho kiến thức độ sộ đó chỉ là
một mớ xơ cứng. Đôi khi muốn nói một từ nhưng nhất thời họ không thể
nhớ nổi từ đó là gì, bối rối khi đặt câu. Bạn phải gia tăng việc
học trước hết vây quanh khu vực đàm thoại, tập trung học những từ
thông dụng nhất và tăng cường giao tiếp tối đa.
Học văn phạm từ dễ tới khó
Việc học ngữ pháp rất quan trọng
trong quá trình hoàn thiện năng lực tiếng Anh, tuy vậy sẽ là sai lầm
khi cố bỏ nhiều thời gian, công sức đầu tư học ngữ pháp và làm các
bài tập về chúng. Ngoại trừ khi bạn cố gắng để trở thành một giáo
viên tiếng Anh, học như thế chỉ hạn chế hiệu quả học ngoại ngữ của
bạn.
Bạn chỉ cần học chầm chậm ngữ pháp
tiếng Anh từ dễ tới khó, nắm các thì tiếng Anh đơn giản nhất và từ
từ học lên mà không vội vã.
Đa dạng, phong phú hóa hình thức học
+Nghe tiếng Anh mỗi ngày
Mỗi ngày bạn giành ít nhất 30 phút
để nghe tiếng Anh, khởi đầu có thể sẽ khó khăn khi bạn nghe mà không
hiểu nhưng đừng quan trọng, bạn hãy làm cho môi trường xung quanh mình
tràn ngập tiếng Anh khi bạn nghe 1 bản tin thời sự Anh ngữ, nghe một
bài hát bằng tiếng Anh hoặc bài đọc tiếng Anh trong sách qua đĩa. Lâu
ngày, sự quen thuộc đó sẽ ăn sâu, bạn sẽ có khả năng phát âm rất
tốt tiếng Anh và khi tập trung nghe - hiểu sẽ dễ dàng hơn.
+Xem phim
Xem phim là cách rất tốt để học
tiếng Anh, bạn có thể chú ý theo thái độ và ngữ điệu của diễn
viên, ngoài ra bạn có thể dễ nhớ hơn nhiều câu cửa miệng trong giao
tiếp của họ. Lúc đầu nếu khó khăn hãy xem phim có phụ đề tiếng
Việt, cố gắng lắng nghe để hiểu bản dịch đã tương đối chính xác
chưa.
+Đọc sách báo tiếng Anh mỗi ngày
Việc viết lại, dịch và đọc các bài
báo tiếng Anh đã chứng minh cho tính hiệu quả, còn giúp bạn tiếp
cận tiếng Anh qua những vấn đề gần gũi cuộc sống.
Nếu bạn là người yêu thích văn học
và có tính lãng mạn hãy mua một quyển tiểu thuyết tiếng Anh, có
thể sử dụng quyển song ngữ Anh Việt nếu khởi đầu khó khăn.
Nếu bạn là người có tính dí dỏm
và thích đọc truyện cười thì hãy mua một hoặc hai quyển mà xem mỗi
ngày.
Bạn hãy tận dụng tối đa sở thích
về các thể loại sách báo để gia tăng năng lực tiếng Anh.
+Nói thường xuyên, tán gẫu bằng
tiếng Anh
Lúc đầu khi việc giao tiếp là khó
khăn bạn hãy cố ghi nhớ những khung câu hỏi và trả lời đơn giản mà
bạn có thể tìm qua mạng hay qua sách đàm thoại theo chủ điểm, đừng
ngại ngùng khi đến bắt chuyện với một người nước ngoài. Hoặc bạn
tham gia vào các câu lạc bộ tiếng Anh, sẵn sàng thảo luận thậm chí
tranh luận với nhiều người.
Việc giao tiếp sẽ giúp bạn phát
hiện ra nhiều lỗ hỏng nhiều vấp váp trong khả năng ngôn ngữ của
mình, não bạn sẽ tự hình thành cơ chế lấp đầy trong thời gian bạn
học tiếp theo vì khoảng trống đó được chú ý.
+ Đầu tư nhiều cho sách đàm thoại,
văn phạm và các bài luận
Đây là phần học hết sức quan trọng,
tuy bạn có thể sử dụng những cách trên và thường xuyên thay đổi linh
hoạt chúng để tránh nhàm chán, bạn vẫn phải đầu tư nhiều và cùng
lúc kết hợp thường xuyên một quyển đàm thoại theo tình huống, cố
gắng học nhiều từ vựng trong đó, học mỗi ngày một ít ngữ pháp.
Bạn cũng cần viết lại, dịch để hiểu và đọc các bài luận tiếng
Anh. Sự kết hợp tổng hợp đó sẽ giúp bạn không cảm thấy khô khan và
nhàm chán việc học tiếng Anh. Năng lực tiếng Anh của bạn sẽ tăng
trưởng toàn diện và mạnh mẽ.
Alone Island Empire
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét